⏰ Thời gian: 14:00 - 18:00 | Thứ Bảy, 19/07/2025
🏠 Địa điểm: Nam Thi House | 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1
🎤 Người dẫn dắt: Thành Trung – Bà em Đang có một Thùng phim
Link đăng ký:
https://forms.gle/kqT2EsAxvX7aBH35A
Buổi chiếu phim và chia sẻ sẽ có 2 phần, gồm:
- 14h00 - 16h30: Xem phim Anora (2024)
- 16h30 – 18h00: Người dẫn dắt chia sẻ về khái niệm “ngôn ngữ điện ảnh” – khán giả đặt câu hỏi và thảo luận tự do
__________
Sau hơn một thế kỷ tồn tại, điện ảnh đã trở thành bộ môn nghệ thuật dễ tiếp cận và có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay việc xem phim của khán giả đại chúng thường bị giới hạn ở mức độ "giải trí" theo nghĩa hẹp, tức chỉ nhằm mục đích thư giãn, mua vui và xả stress. Mặt khác, ngôn ngữ điện ảnh - được coi là nền tảng để hiểu và đánh giá tác phẩm điện ảnh - thường bị nhận thức như một lĩnh vực hàn lâm, trừu tượng, chỉ dành cho những người có chuyên môn, đồng thời được diễn giải theo hướng mơ hồ, thiếu chính xác một cách rộng rãi.
Hai hiện tượng kể trên đã góp phần tạo ra khoảng cách đáng tiếc giữa bộ môn nghệ thuật thứ bảy và công chúng, dẫn đến việc bỏ lỡ những giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà môn nghệ thuật này có thể đem lại cho đời sống tinh thần con người. Người xem gặp khó khăn trong việc nắm bắt hết nội hàm của những tác phẩm "khó hiểu", đan cài nhiều tình tiết phức tạp, hoặc sẽ đánh giá thấp các bộ phim có vẻ giản đơn, dễ hiểu nhưng thực chất chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa.
Trước thực trạng vừa nêu, Anora (2024), một bộ phim khai thác đề tài sex worker với nội dung tương đối dễ hiểu với phần lớn khán giả và vô cùng táo bạo về mặt hình thức của đạo diễn Sean Baker xuất hiện, giành được giải Cành cọ Vàng tại liên hoan phim Cannes và 5 tượng vàng Oscar – từ đó tạo ra thêm vô số cuộc tranh luận về bản chất của nghệ thuật và ngôn ngữ điện ảnh.
Thông qua trường hợp của Anora (2024), Bà em Đang có một Thùng phim mong muốn đem đến một cái nhìn tổng quát về cốt lõi của bộ môn nghệ thuật thứ bảy, làm rõ khái niệm ngôn ngữ điện ảnh, đồng thời hướng khán giả đến việc “đọc” một bộ phim một cách chính xác, đa chiều, và phần nào đó là vị tha