Chương trình này giúp học sinh hiểu sâu hai yếu tố cốt lõi trong việc viết bài luận cá nhân: khả năng tự phản và sự mạch lạc trong cấu trúc. Cùng tìm hiểu cách chuyển hóa những trải nghiệm khác nhau thành những câu chuyện ý nghĩa, đồng thời khám phá hai dạng bài luận cơ bản (tự sự và theo chủ đề) để truyền tải câu chuyện một cách sống động. Trọng tâm này không chỉ nâng cao chất lượng bài viết mà còn làm phong phú thêm chiều sâu cảm xúc và khả năng biểu đạt. Thông qua các hoạt động tự phản có hướng dẫn và các bài tập được thiết kế riêng, bạn sẽ biết được cách thể hiện câu chuyện độc đáo của bản thân và xây dựng một câu chuyện thu hút và có chiều sâu.
Buổi 1:
Buổi học này giúp đặt nền móng cho một bài luận cá nhân thành công bằng cách giúp học sinh xác định “thương hiệu cá nhân” của chính mình. Thông qua các hoạt động tương tác và hướng dẫn tự phản về vai trò của bản thân trong các cộng đồng khác nhau, bạn sẽ nhận diện những đặc điểm lặp đi lặp lại và bắt đầu định hình những giá trị cốt lõi tạo nên con người mình. Chương trình cũng bao gồm các phần phỏng vấn, khuyến khích học sinh suy nghĩ vượt ra khỏi những đặc điểm bề nổi và bắt đầu xây dựng một giọng văn mang dấu ấn riêng. Ở bước cuối cùng, học sinh sẽ thực hiện phỏng vấn với các thành viên trong lớp để khám phá cách người khác nhìn nhận về mình, từ đó mở rộng góc nhìn về bản sắc cá nhân thông qua nhiều lăng kính khác nhau.
Buổi 2:
Buổi học này trang bị cho bạn kiến thức về hai dạng mẫu kể chuyện: tự sự (narrative) và ghép cảnh (montage), đồng thời chỉ ra cách hình thức truyền tải ảnh hưởng đến ý nghĩa nội dung, qua đó giúp học sinh đánh giá điểm mạnh và hạn chế của từng kiểu bài. Thông qua việc phân tích các bài luận mẫu, các bạn sẽ hiểu được về cấu trúc bài luận để làm nổi bật quá trình trưởng thành, tạo đà cảm xúc, hoặc kết nối những trải nghiệm tưởng chừng không liên quan thành một tổng thể chặt chẽ. Qua thảo luận nhóm và các gợi ý viết được chuẩn bị riêng, bạn sẽ được dẫn dắt để hiểu sâu hơn mối liên hệ giữa hình thức và nội dung, từ đó viết với mục đích rõ ràng và có chiến lược hơn khi thể hiện trải nghiệm sống của mình.
Buổi 3:
Trong buổi học cuối cùng, bạn sẽ được học cách hoàn thiện khía cạnh biểu cảm trong bài viết, hay còn gọi là “kết cấu cảm xúc” của bài luận. Khi các cán bộ tuyển sinh chỉ có vài giây để đọc hàng nghìn bài luận, điều giúp bài viết nổi bật không phải là chiêu trò mà chính là sự cụ thể và chân thực. Bạn sẽ tham gia phân tích các đoạn văn sinh động và so sánh với những ví dụ mơ hồ hoặc sáo rỗng để hiểu điều gì khiến một khoảnh khắc trở nên sống động trên trang giấy. Thông qua kỹ thuật ngắt đoạn sáng tạo, bài tập “show-don’t-tell” và các gợi ý viết theo cảnh, các bạn sẽ biết cách làm bài viết rõ ràng mạch lạc hơn, đồng thời tạo ấn tượng đối với người đọc.
#EducationUSA #StudywithUS
The workshop series deepens two essential dimensions of personal statement writing: self-reflective insight and structural clarity. We will examine how students can transform complex personal experiences into meaningful narratives and explore two foundational essay forms (narrative and montage) that bring those stories to life. This focus not only improves the technical quality of writing but also enriches its expressive power. Through guided self-reflection and structured exercises, students will explore how to identify their unique stories and develop a strong narrative voice.
Lesson 1:
This session lays the foundation for a strong personal statement by helping students articulate their personal branding. Through interactive activities and guided reflection on their roles across communities, students identify recurring traits and begin to define the core values that shape who they are. The lesson includes interviews that challenge students to think beyond surface-level traits and begin crafting a voice that is both self-aware and distinctive. As a final step, students conduct interviews with members of their communities to explore how they are perceived by others, thereby expanding their understanding of identity through multiple perspectives.
Lesson 2:
This session equips students with two powerful storytelling frameworks, narrative and montage, and shows how form shapes meaning, evaluating the strengths and tradeoffs of each respective styles. By analyzing past student essays, they discover how structure can highlight personal growth, build emotional momentum, or connect seemingly unrelated experiences into a cohesive whole. Through peer discussion and structured prompts, they explore the relationship between form and content, developing greater intentionality in how they present their lived experience.
Lesson 3:
In the final session, students refine the expressive dimension of their writing—what we call “texture.” With admissions officers reading thousands of essays for only seconds at a time, standing out is not a matter of gimmick but of specificity. Students examine vivid writing samples and contrast them with vague or clichéd alternatives to understand what makes a moment come alive on the page. Through creative paragraphing, “show-don’t-tell” exercises, and scene-based prompts, students elevate the clarity and memorability of their work.
Also check out other Contests in Hanoi, Workshops in Hanoi.