EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM) + LA JETÉE (CHRIS MARKER) + ALPHAVILLE (JEAN-LUC GODARD), 27 April | AllEvents

EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM) + LA JETÉE (CHRIS MARKER) + ALPHAVILLE (JEAN-LUC GODARD)

Như trăng trong đêm

Highlights

Sun, 27 Apr, 2025 at 07:00 pm

3.5 hours

Rạp Ngọc Khánh

Date & Location

Sun, 27 Apr, 2025 at 07:00 pm to 10:30 pm (ICT)

Rạp Ngọc Khánh

523 Kim Mã, Hanoi, Vietnam

Save location for easier access

Only get lost while having fun, not on the road!

About the event

EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM) + LA JETÉE (CHRIS MARKER) + ALPHAVILLE (JEAN-LUC GODARD)
(Please scroll down for English version of all information)


BỘ BA VIỄN TƯỞNG:
EPSILON RUNNER, NGƯỜI MÁY LẠC LOÀI (SÍU PHẠM)
LA JETÉE/ĐÀI QUAN SÁT (CHRIS MARKER)
ALPHAVILLE: ĐIỆP VỤ KÌ LẠ CỦA LEMMY CAUTION (JEAN-LUC GODARD)


19:00 — 27.04.2025
Rạp Ngọc Khánh — 523 Kim Mã, Hà Nội


Vào cửa tự do
Đăng ký trước tại: https://tinyurl.com/bpvt-nttd


Buổi chiếu bế mạc của NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 (www.facebook.com/events/641664061907797)



>>>>>>>>>>>>>>>>>



Viễn tưởng điện ảnh của Síu Phạm, Chris Marker và Jean-Luc Godard là thế giới phi nhân, chiến tranh, các thảm hoạ môi trường và bệnh dịch, sự suy tàn của Trái Đất. Thống trị của trí thông minh nhân tạo, máy chủ kiểm soát, người máy, thí nghiệm, những hiện tồn cách địa cầu nhiều năm ánh sáng. Trong khí quyển ấy, dĩ vãng và những cảm xúc, nỗi đau và sự day dứt không thể quên, sự trìu mến, yêu thương và thơ ca, đều bị trừng phạt và phải bị tiêu diệt. Đó lại là hy vọng cuối cùng cho tồn tại con người.


*


Giấc ngủ của HakaSi Epsilon:
tìm phiên bản cuối cùng
qua quá khứ của hỗn mang
người đàn bà úp mặt
ngủ vùi
qua thời gian
qua không gian
bắt đầu một giấc mơ tím
của rừng cây.
— Síu Phạm


Đây là đâu? Không phải một thành phố. Chỉ là một cái hồ và vùng xung quanh. Nước như thuỷ ngân. 'The Edge of No-Man’s Land.' Cái hồ chứa mọi thứ.


Cơ thể ta chứa kí ức. Một hình ảnh, hay một mùi hương, có thể như đưa ta về một thời điểm khác, một cõi khác bên trong ta, hoàn toàn thuộc về ta, rực rỡ như có thật, như chưa từng xảy ra. Kể cả khi ảo ảnh của kí ức chỉ hiện ra trong chốc lát, nó là minh chứng rằng ta đang sống. 'Nothing tells memories from ordinary moments.'


La Jetée mở đầu bằng một kí ức hằn sâu vào tâm thức của một cậu bé. Khi trưởng thành, anh ta bị bắt làm vật thí nghiệm du hành thời gian. Họ buộc anh nằm im và gây mê; anh đi về quá khứ và tương lai khi bất tỉnh. Anh xuất hiện trong thế giới của thời thơ ấu, nhưng cơ thể vẫn là chính anh của hiện tại. Anh gặp được người phụ nữ trong kí ức của mình.


Trong Epsilon Runner, tôi chợt nhận ra chiếc du thuyền từng đi vòng Hồ Tây. Một giấc mơ đang nằm hoen rỉ, Nàng Tiên Cá, với chiếc vương miện chín ngôi. Một hình ảnh tôi lúc bé bỗng chốc lấp đầy tâm trí: tôi đứng trên boong, sau bữa tối trên du thuyền cùng gia đình và đội của mẹ tôi, đêm trên hồ rộng mở và nhẹ nhàng. Chỉ có chiếc du thuyền phát ra ánh sáng. Xung quanh tĩnh lặng. Tôi không nhớ những chiếc thuyền này đã đứng bến và bị bỏ quên trong bao lâu. 'Radiation rots everything.'


Tại Khách sạn Sao Đỏ (có một khách sạn cùng tên ở Chí Linh, Hải Dương), Lemmy Caution — từ gần như đồng âm với “conscience”, 'lương tâm' — nghe một giọng nam trầm như vừa đọc vừa đánh vần từng từ: 'tout ruisselant de luxe et de lumière...' Caution đến với Alphaville, nơi mà Alpha 60, một siêu vi tính được sinh ra ở New York, kiểm soát mọi thứ. Không ai biết nó hoạt động như thế nào. Ta chỉ thấy những thay đổi trên bề mặt của xã hội: không còn những nghệ sĩ, việc bán dâm tràn lan như quảng cáo trên mạng, và những nàng tiên cá của bể bơi kết liễu những người sống sót tử hình, trong khi giới quý tộc mới lấy đó làm trò tiêu khiển. New York là nơi khởi nguồn của tội lỗi, nhưng ở Alphaville, Caution bắt Alpha 60 phải đối mặt với những thứ nó không thể hiểu: thi ca, những bí mật, sự trống rỗng. Nhân tính là điều then chốt. 'Sự trìu mến sẽ cứu những kẻ đang khóc.'


Jean-Luc Godard và Chris Marker là hai đạo diễn đại diện cho Làn sóng mới Pháp, một phong trào điện ảnh hình thành vào những năm 1960. Ở Pháp, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, đây là một kỷ nguyên đầy biến động, được đánh dấu bởi các cuộc biểu tình, sự phổ biến vũ khí hạt nhân và các cuộc chiến tranh phi thực dân hóa. Có thể thấy rằng, tính hiện đại kì diệu nhưng thất thường của giai đoạn này, tiêu biểu với những chuyến bay xuyên lục địa, chất thức thần, và máy tính – một thứ công nghệ vốn luôn mang dáng dấp của trí tuệ nhân tạo – gây ra sự hoài nghi và lo lắng. Chúng dường như thuộc về một tương lai ảm đạm, bị gửi ngược về quá khứ để làm tha hóa nhân loại. Trong phim của Godard và Marker, tương lai không phải là sự tích lũy tuyến tính của tiến bộ, được thúc đẩy bởi khoa học và chủ nghĩa nhân văn. Thay vào đó, nó là sự quay trở lại những gì chưa được giải đáp trong quá khứ, mà họ hình dung là những năm 1960. Tưởng tượng hiện tại như quá khứ đối với một tương lai hư cấu nơi nhân loại gặp nguy hiểm – đây có lẽ là một phản ứng đối với mối đe dọa tuyệt chủng do cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của Chiến tranh Lạnh gây ra.


Síu Phạm, người cũng trưởng thành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Việt Nam, lại có một cách tiếp cận khác. Hà Nội đương đại, trong bộ phim của cô, tồn tại trong một trạng thái lấp lửng. Vào vai một robot đã ngừng hoạt động được gửi về quá khứ, Síu Phạm đã quay bộ phim của mình bên Hồ Tây. Mặt hồ phẳng lặng, như gương dường như cũng là một nhân vật. Hình tượng thanh tra giấc mơ, do Đỗ Văn Hoàng thủ vai, dường như nhắc lại những lo âu về sự giám sát tình cảm và suy nghĩ trong bộ phim của Chris Marker và Jean-Luc Godard. Tuy nhiên, hình dung về một tương lai tiền định và sự phản ánh của những căng thẳng lịch sử thế giới vắng bóng trong bộ phim của Síu Phạm. Robot và những bản sao của cô phải xoay xở trong một hiện tại lơ lửng, mắc kẹt giữa một giấc mơ vừa qua và một tương lai đầy lưỡng lự. Sự tĩnh lặng của Hồ Tây, vòng đu quay bất động và những ngôi nhà chưa hoàn thiện cùng gợi lên cảm giác thời gian ngưng đọng. Dường như ta đang ở trong một không gian giả lập. Thay vì đại diện cho lực lượng thực thi pháp luật trong một thuộc địa hậu tận thế, hình tượng thanh tra giấc mơ gợi lên một bất an về sự giám sát đời sống nội tâm và sự tự kiểm duyệt. Không có lời thoại nào được nói ra trong phim. Thay vào đó, suy nghĩ của các nhân vật hiện ra bằng chữ, cùng với phụ đề, gợi ra cho ta những suy tư về cách công nghệ định hình trải nghiệm và tương tác của chúng ta với thế giới. Việc giao tiếp thông qua công nghệ có thể rất hay, nhưng cũng rất cô đơn. Những từ ngữ xuất hiện trên màn hình được đọc thầm trong đầu mỗi người xem, nhưng ta không thể nghe cùng một giọng nói.


Để kết bài, tôi muốn quay lại với ngôn ngữ và thơ. Tôi bắt đầu viết bài này với một bài thơ của cô Síu Phạm viết về nhân vật robot trong phim, HakaSi Epsilon. Ngôn ngữ và hình ảnh trong bài thơ của cô định hình cách tiếp cận và giúp tôi cảm nhận về thi ca trong phim của Chris Marker và Jean-Luc Godard. Với Godard, tính thơ hiện ra qua mise-en-scène nghịch ngợm, phi lý, và sự hợp tác với diễn viên. Alphaville có một cốt truyện, nhưng có lẽ việc câu chuyện đi đến hồi kết không quan trọng bằng việc nó mở ra cơ hội để đọc và thử nghiệm với thơ. Khi Natacha von Braun, thủ vai bởi Anna Karina, đọc tập thơ “Capitale de la douleur” của Paul Éluard, cô chỉ hiểu mơ màng. Vì những từ bị cấm biến mất khỏi từ điển, xung quanh cô không còn ai hiểu nghĩa từ “conscience.” Trang sách hiện trên màn ảnh. Camera lướt qua nhanh, không để trọn câu chữ trong khung hình, không để người xem kịp đọc. “Nudité de la vérité… Je le sais bien.” Như lạc giữa trang thơ, những từ ta nắm được vẫn rung động dù văn cảnh của chúng có trượt đi trước khi ta kịp nhận thức. Sự hiểu nghĩa tường tận không nhất thiết. Vượt qua tất thảy, thơ sống đời riêng.


— Nguyễn Đình Tôn Nữ



>>>>>>>>>>>>>>>>>



CHƯƠNG TRÌNH

19:00 — Đón khách
19:30 — Sự kiện bắt đầu

* Bản phim La Jetée và Alphaville được Viện Pháp tại Việt Nam cung cấp
* Các phim chiếu kèm phụ đề tiếng Việt & tiếng Anh
* Hotline: 0363909790 / 0987159622



>>>>>>>>>>>>>>>>>



DANH SÁCH PHIM


EPSILON RUNNER, NGƯỜI MÁY LẠC LOÀI
Phim truyện, 2024, 34’
Đạo diễn: Síu Phạm
Kịch bản: Síu Phạm, Đỗ Văn Hoàng
Quay phim: Nguyễn Trung Kiên, Tạ Minh Đức
Dựng phim: Jean-Luc Mello, Đỗ Văn Hoàng, Linh DN
Mỹ thuật: Nguyễn Anh Tú
Diễn viên: Síu Phạm, Hà Hoàng, Đỗ Văn Hoàng, Ngô Xuân An


LA JETÉE/ĐÀI QUAN SÁT
Phim truyện, 1962, 28’
Kịch bản & Đạo diễn: Chris Marker
Hình ảnh: Chris Marker, Jean-César Chiabaut
Dựng phim: Jean Ravel
Âm thanh: Antoine Bonfanti
Âm nhạc: Trevor Duncan
Người dẫn chuyện: Jean Negroni
Diễn viên chính: Hélène Chatelain, Davos Hanich, Jacques Ledoux


ALPHAVILLE: ĐIỆP VỤ KÌ LẠ CỦA LEMMY CAUTION
Phim truyện, 1965, 100’
Kịch bản và đạo diễn: Jean-Luc Godard
Quay phim: Raoul Coutard
Dựng phim: Agnès Guillemot
Mỹ thuật: Pierre Guffroy
Âm nhạc: Paul Misraki
Diễn viên chính: Eddie Constantine, Anna Karina, Akim Tamiroff, Howard Vernon



>>>>>>>>>>>>>>>>>



Nhà làm phim SÍU PHẠM sinh tại Hà Nội vào năm 1946. Sau đó, bà di cư vào Nam cùng gia đình, và hiện đang sống tại Thuỵ Sĩ. Bà từng theo học triết học, nghệ thuật, sân khấu và điện ảnh. Những năm 1990 và 2000, bà là đạo diễn sân khấu tại Genève. Năm 2011, khi 65 tuổi, bà thực hiện phim dài đầu tay Đó Hay Đây? tại Hội An, phim được chọn tranh giải New Currents tại Liên hoan phim quốc tế Busan. Từ đó đến nay, bà đã thực hiện ba phim truyện dài lần lượt tại các bối cảnh khác nhau ở Việt Nam, Homostratus – Căn Phòng Của Mẹ (2013) tại tp Hồ Chí Minh, Con Đường Trên Núi (2017) tại miền núi phía Bắc, Vào Đời (2019) tại Hà Nội. Síu Phạm cũng thực hiện nhiều phim tài liệu và thể nghiệm ngắn khác. Epsilon Runner, Người Máy Lạc Loài, hoàn thiện năm 2024, là tác phẩm viễn tưởng mới nhất của bà. Hành trình điện ảnh của Síu Phạm luôn có sự đồng hành của Jean-Luc Mello. Bên cạnh làm phim, Síu Phạm vẽ tranh, múa butoh, viết văn và là dịch giả tiếng Việt hai tác phẩm của Samuel Beckett: Trong Khi Chờ Đợi Godot và Ông Molloy. Bà thường ví mình như “một hiệp sĩ mù”.


CHRIS MARKER (1921-2012) là một nhà làm phim, nhà văn, nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ người Pháp. Ông từng học Cử nhân Triết học, sau khi tốt nghiệp, ông khởi sự làm báo, biên tập và viết tiểu luận. Thực hành điện ảnh của ông được nuôi dưỡng và gắn liền tới nhóm làm phim Tả Ngạn. Với trần thuật biến hoá, nhiều chất thơ, thể nghiệm kĩ thuật và tính khẩn thiết chính trị, các tác phẩm của Marker, đặc biệt với phim tiểu luận, có lối đi tiên phong, như nối thẳng quá khứ đến tương lai. Nhiều thập niên chu du làm phim của Chris Marker đã cho ra đời một khối lượng lớn các tác phẩm đa dạng, nổi bật có Dimanche À Pékin (1956), La Jetée (1962), Si J’Avais Quatre Dromadaires (1966), Loin Du Vietnam (1967 – thực hiện cùng Joris Ivens, Alan Renais, Jean-Luc Godard và các nhà làm phim khác), Le Fond De L’Air Est Rouge (1977), Sans Soleil (1983) hay Tokyo Days (1988).


Sinh ra ở Pháp, lớn lên ở Thụy Sĩ, JEAN-LUC GODARD (1930-2022) là một nhà làm phim, một tư duy điện ảnh có ảnh hưởng sâu sắc sau Thế chiến thứ 2. Godard bắt đầu theo đuổi điện ảnh trong vai trò nhà phê bình phim ở tờ Cahiers du Cinema, cái nôi của Làn sóng Mới Pháp. Phim dài đầu tay À Bout De Souffle (1960) là một trong những trái đầu mùa của phong trào ấy. Tiếp tục thể nghiệm với trần thuật, tính liên tục, âm thanh, và chuyển động máy, 15 bộ phim thực hiện từ năm 1960 đến 1968, đặc biệt là những phim hợp tác cùng Anna Karina như Vivre Sa Vie (1962), Le Petit Soldat (1963), Bande À Part (1964), Alphaville (1965) và Pierrot Le Fou (1965) đã khẳng định vị trí của ông trong điện ảnh hiện đại ngay từ giai đoạn đầu của sự nghiệp. Cuộc khám phá các khả thể điện ảnh của Godard kéo dài gần bảy thập kỷ. Đầu những năm 1970, ông làm việc sát sao với Jean-Pierre Gorin và nhóm làm phim Dziga Vertov Group. Tiếp đó là mối quan hệ cộng tác với Anne-Marie Mieville trong Ici Et Ailleurs (1976) cùng các tác phẩm tập trung vào video. Ông quay lại cách thức làm phim truyền thống hơn vào những năm 80. Tác phẩm truyền hình 8 phần dài hơn 8 tiếng Histoire(s) du cinéma (1988 - 1998) trình bày các bình luận của Godard về lịch sử điện ảnh dưới dạng thức luận văn video. Trong thời gian này, ông cũng thực hiện phim tài liệu hồi kí JLG/JLG – Autoportrait De Décembre (1995). Godard tiếp tục làm phim khi đã hơn 80 tuổi với các phim tiểu luận thể nghiệm Film Socialisme (2010), Adieu Au Langage (2014) và Le Livre d'Image (2018).



>>>>>>>>>>>>>>>>>



Nhóm dự án gửi lời cảm ơn chân thành tới Jean-Luc Mello, Afshin Salamin (Sunny Independent Pictures) và các cá nhân đã hỗ trợ thực hiện buổi chiếu này. ​​


NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 do Trung tâm TPD tổ chức với sự hỗ trợ và đồng hành từ Viện Phim Việt Nam; Viện Pháp tại Việt Nam và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; chương trình Connections Through Culture của Hội Đồng Anh trong dự án hợp tác với Star Nhà Ease; Quỹ Purin; & Complex 01.

https://linktr.ee/nttd
#nhutrangtrongdem2025





>>>>>>>>>>>>>>>>>
>>>>>>>>>>>>>>>>>
>>>>>>>>>>>>>>>>>





A SCIENCE-FICTION TRIO:
EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM)
LA JETÉE (CHRIS MARKER)
ALPHAVILLE: A STRANGE ADVENTURE OF LEMMY CAUTION (JEAN-LUC GODARD)


19:00 — 27.04.2025
Ngọc Khánh Cinema — 523 Kim Mã, Hà Nội


Free entry
Advance registration: https://tinyurl.com/bpvt-nttd


Closing event of NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 (LIKE THE MOON IN A NIGHT SKY 2025) (www.facebook.com/events/641664061907797)



>>>>>>>>>>>>>>>>>



These science fictions from Síu Phạm, Chris Marker and Jean-Luc Godard present a dehumanized world, wars, environmental disasters, contagious diseases, and the destruction of planet Earth. The reign of Artificial Intelligent, a controlling central server, robots, experiments, existences that are light years away. In that atmosphere, the past, human emotions, pain, remorse, tenderness, love and poetry must be punished, even eradicated. Yet these renounced sentiments are the last hope for human existence.


*


HakaSi Epsilon’s hibernation:
find the latest version
through the past of chaos
a woman face down
sound asleep
through time
through space
comes a violet dream
of the forest
— Síu Phạm


Where is this? A city it is not. Only a lake with its surroundings. Water, but as if mercury. “The Edge of No-Man’s Land.” The lake contains everything. A body of water.


The body holds memories. With an image or a smell, it could feel as if we are transported to another time, another world within us, entirely ours, vivid and real, as if it had never passed. Even if the illusion of memory lasts for only a flash, it is a reminder that we are alive. “Nothing tells memories from ordinary moments.”


La Jetée opens with a memory seared into the mind of a boy. As an adult, he was forced to be a lab rat for time travel experiments. The scientists restrained him and put him under anesthesia; he travels into the past and the future while unconscious. He appears in the world of his childhood, but his body remains that of the present day. He was able to meet the woman in his memory.


In Epilon Runner, I caught a glimpse of a boat that used to go on cruising tours of West Lake. A rusting dream, Nàng Tiên Cá, with a 9-spike crown. Suddenly my mind is filled with the image of myself as a child, on a West Lake cruise boat with my family and my mother’s company, the darkness of the lake felt so vast and gentle. The boat was the only source of light. All was quiet. I don’t remember how long these boats have been grounded and neglected. “Radiation rots everything.”


At the Hotel Etoile Rouge, Lemmy Caution – a near homonym to “conscience” – heard a booming voice reading slowly as if spelling each word: “tout ruisselant de luxe et de lumière…“ Alpha 60, a sentient supercomputer invented in New York, controls everything in Alphaville. Nobody knows how it works. All we could see are changes on the surface of Alphaville society: no more artists, prostitution is as rampant as pop-up ads, and pool sirens stab men who survive the firing squad for the enjoyment of the political elite. What is at stake is the essence of humanity. New York was the origin of sin, but in Alphaville, Caution confronts Alpha 60 with things it could not comprehend: poetry, secrets, nothings. “Tenderness will save those who are crying.”


Jean-Luc Godard and Chris Marker were two representatives of the French New Wave, a cinematic movement that came of age during the 1960s. In France, as in many other places in the world, this was a tumultuous era marked by protests, nuclear proliferation, and wars of decolonization. The miraculous yet fitful modernity brought to ordinary French people by transcontinental air travel, psychedelic drugs, and computers – which had always had the aura of artificial intelligence – understandably inspired skepticism and anxiety. They seem to belong to a bleak future, sent backwards in time to corrupt humanity. In their narrative, the future is not the linear accumulation of progress, driven by science and humanism. Rather, it regresses to what is unreconciled in the past, which they imagined the 1960s to be. To imagine the present as the past to a fictional future where humanity is at risk – this is perhaps a reaction to the threat of extinction posed by the Cold War’s nuclear arms race.


Siu Pham, who also grew up during the Cold War and the Vietnam War era, takes a different approach. Contemporary Hanoi, in her film, exists in a limbo. Playing a decommissioned robot sent back in time, Siu Pham shot her film by West Lake. The placid, mirror-like surface of the lake seems to be a character in itself. The figure of the dream inspector, played by Do Van Hoang, seems to echo the anxieties of emotional surveillance that permeated Chris Marker and Jean-Luc Godard’s films. However, the idea of an almost predetermined future that returns, where anxieties of the present are reflections of global historical tensions, is absent from Siu Pham’s film. Her robot and clones navigate a suspended present, caught between a dream that has just passed and an ambivalent future. The stillness of West Lake, the unmoving ferris wheel, and the unfinished houses, all evoke a sense of suspended time. It is as if we were in a simulation. The dream inspector, instead of representing law enforcement in a post-apocalyptic colony, evokes a melancholic dis-ease about the surveillance of our inner lives and self censorship. There is no spoken dialogue in Siu Pham’s film. Subtitles and thoughts, appearing as words on the screen or intertitles, narrates the story, highlighting the ways technology shapes how we experience and interact with the world. Technologically mediated communication is exciting, but lonely. Words on screen are sounded individually in each of our heads, but what we each hear is not the same.


To bring us to the end, I want to circle back to language and poetry. I started writing this piece with a poem by Siu Pham about the robot character in the film, HakaSi Epsilon. Her language and imagery informed my approach and attuned me to the poetry in Chris Marker and Jean-Luc Godard’s films, quotations from which appeared throughout this essay. For Godard, poetry comes through in playful mise-en-scene, absurdity, and collaboration with his actors. There is a plot in Alphaville, but perhaps the narrative reaching its conclusion is not as important as the fact that as it unfolds, it creates occasions for poetic play. When Natacha von Braun, played by Anna Karina, read poems from the collection “Capitale de la douleur” by Paul Éluard, she only vaguely understood. Because banned words disappeared from dictionaries, no one around her knew the meaning of “conscience.” A page from the poetry book appears on screen. The camera glides by quickly, words spill out of the frame, preventing viewers from reading them. We are lost amidst the page, and yet, the words we do grasp are vibrant, even as its context slips away before we are able to perceive it. “Nudité de la vérité… Je le sais bien.” Regardless of whether we understand its meaning in full, poetry, overcoming everything, lives its own life.


— Nguyễn Đình Tôn Nữ



>>>>>>>>>>>>>>>>>



PROGRAMME

19:00 – Doors open
19:30 – Event starts

* La Jetée and Alphaville provided by Institut français du Vietnam
* With subtitles in English
* Hotline: 0363909790 / 0987159622



>>>>>>>>>>>>>>>>>



THE FILMS


EPSILON RUNNER
Feature film, 2024, 34’
Directed by: Síu Phạm
Screenplay: Síu Phạm, Đỗ Văn Hoàng
Cinematography: Nguyễn Trung Kiên, Tạ Minh Đức
Editing: Jean-Luc Mello, Đỗ Văn Hoàng, Linh DN
Production design: Nguyễn Anh Tú
Starring: Síu Phạm, Hà Hoàng, Đỗ Văn Hoàng, Ngô Xuân An


LA JETÉE
Feature film, 1962, 28’
Screenplay & Directed by: Chris Marker
Cinematography: Chris Marker, Jean-César Chiabaut
Editing: Jean Ravel
Sound: Antoine Bonfanti
Music: Trevor Duncan
Narrator: Jean Negroni
Starring: Hélène Chatelain, Davos Hanich, Jacques Ledoux


ALPHAVILLE: A STRANGE ADVENTURE OF LEMMY CAUTION
Feature film, 1965, 100’
Screenplay & Directed by: Jean-Luc Godard
Cinematography: Raoul Coutard
Editing: Agnès Guillemot
Production design: Pierre Guffroy
Music: Paul Misraki
Starring: Eddie Constantine, Anna Karina, Akim Tamiroff, Howard Vernon



>>>>>>>>>>>>>>>>>



Filmmaker SÍU PHẠM was born in Hanoi in 1946. Later, she moved to the South with her family and is now based in Switzerland. She studied philosophy, art history, theater, and film. In the 1990s and 2000s, she worked in Geneva as a stage director. In 2011, her first film Here… Or There?, made at 65 years old in Hội An, was selected in the New Currents section of the Busan International Film Festival. Since then, she has made three feature films in various locations in Vietnam: Homostratus (2013) in Hồ Chí Minh City, On The Endless Road (2017) in the northern mountainous region, and We Come Into Life (2019) in Hanoi. Síu Phạm also works on a number of short documentaries and experimental films. Epsilon Runner, a scifi short completed in 2024, is her most recent work. Jean-Luc Mello has always accompanied Síu Phạm in her cinematic journey. Beyond filmmaking, she paints, practices Butoh, writes, and has translated Samuel Beckett’s Waiting for Godot and Molloy into Vietnamese. She often refers to herself as a “blind knight”.


CHRIS MARKER (1921-2012) was a French filmmaker, writer, and artist. Initially studied philosophy at university, upon graduation, he adopted an early career as a journalist, essayist and editor. His filmmaking was nurtured and associated with the Left Bank directors. Encompassing narrative playfulness, visceral poetry, technical experimentation and political immediacy, his works, the film essays in particular, carved out a trailblazing path from the past straight to the future. Decades of cosmopolitan filmmaking resulted in a body of works that are vastly different in their modus operandi, from Sunday In Peking (1956), La Jetée (1962), If I Have Four Camels (1966), Far From Vietnam (1967 – with Joris Ivens, Alan Renais, Jean-Luc Godard and others), A Grin Without A Cat (1977), Sans Soleil (1983) through to Tokyo Days (1988).


Born in France and brought up in Switzerland, JEAN-LUC GODARD(1930-2022) was one of the most influential filmmaker-thinkers post WWII. Godard’s cinematic pursuit began as a film critic at Cahiers du Cinema, home to the birth of French New Wave. His directorial debut Breathless (1960) was one of the movement’s first fruits. Continuing to experiment with narrative, continuity, sound, and camerawork, the 15 films made between 1960 and 1968, especially his collaborations with Anna Karina in My Life to Live (1962), Le Petit Soldat (1963), Bande à part (1964), Alphaville (1965), and Pierrot le fou (1965) had established his place in the modern canon right from the early phase of his career. Godard’s exploration of cinematic potentials went on for nearly seven decades. He spent the early 1970s working closely with Jean-Pierre Gorin and the Dziga Vertov Group, followed by collaboration and partnership with Anne-Marie Miéville, in Here and Elsewhere (1976) and numerous video-centered works. He returned to a more traditional filmmaking style in the 1980s. With eight parts totaling over 8 hours, the seminal Histoire(s) du cinéma (1988 - 1998) delivered Godard’s commentaries on movie history via videographic format. Also made during this period was the autobiographical documentary JLG/JLG – Self-Portrait in December (1995). Godard continued to make films well into his eighties with the experimental film essays Film Socialism (2010), Goodbye to Language (2014), and The Image Book (2018).



>>>>>>>>>>>>>>>>>



Special thanks to: Jean-Luc Mello, Afshin Salamin (Sunny Independent Pictures) and other individuals for their valuable support.


NHƯ TRĂNG TRONG ĐÊM 2025 takes place between 17.04 — 27.04.2025, and is organized by TPD Film Centre, with valuable support from the Vietnam Film Institute; Institut français du Vietnam and the Embassy of France in Vietnam; British Council’s Connections Through Culture, via a grant in partnership with Star Nhà Ease; Purin Pictures; & Complex 01.


https://linktr.ee/nttd
#nhutrangtrongdem2025



You may also like the following events from Như trăng trong đêm:

Also check out other Entertainment events in Hanoi, Arts events in Hanoi, Literary Art events in Hanoi.

interested
Stay in the loop for updates and never miss a thing. Are you interested?
Yes
No

Ticket Info

Tickets for EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM) + LA JETÉE (CHRIS MARKER) + ALPHAVILLE (JEAN-LUC GODARD) can be booked here.

Nearby Hotels

Rạp Ngọc Khánh, 523 Kim Mã, Hanoi, Vietnam

Just a heads up!

We have gathered all the information for you in one convenient spot, but please keep in mind that these are subject to change.We do our best to keep everything updated, but something might be out of sync. For the latest updates, always check the official event details by clicking the "Find Tickets" button.

Reserve your spot

Host Details

Như trăng trong đêm

Như trăng trong đêm

Are you the host? Claim Event

EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM) + LA JETÉE (CHRIS MARKER) + ALPHAVILLE (JEAN-LUC GODARD), 27 April | AllEvents
EPSILON RUNNER (SÍU PHẠM) + LA JETÉE (CHRIS MARKER) + ALPHAVILLE (JEAN-LUC GODARD)
Sun, 27 Apr, 2025 at 07:00 pm