CÀ PHÊ GẶP GỠ VÀ ĐỐI THOẠI:
Chủ đề: NHỮNG HÌNH DUNG VỀ ĐỘNG VẬT TRONG VĂN HÓA - NHÌN TỪ ĐẠO ĐỨC SINH THÁI.
Diễn giả:
- TS. Trần Thị Ánh Nguyệt.
- NNC/Nghệ sĩ Nguyễn Bằng Giang.
- Tác giả/Nhà sáng tạo nội dung độc lập Nguyễn Hưng Hiệp.
Chủ trì: NNC. Đặng Thị Thái Hà.
Thời gian: chiều Chủ Nhật, ngày 27 tháng 07 năm 2025.
- 14:30: Đón khách, check-in lấy chỗ.
- 15:00 Bắt đầu chương trình.
Địa điểm: CÀ PHÊ THỨ BẢY HÀ NỘI - Shophouse 09 Park 1, Times City, 458 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Hà Nội.
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH:
Buổi trò chuyện tập trung đặt ra và thảo luận các góc nhìn cũng như những cách diễn giải về động vật trong các văn bản văn học, tôn giáo và bối cảnh văn hoá khác nhau. Điểm nhìn xuyên suốt trong các phần thuyết trình là câu hỏi về quyền động vật, mối quan hệ giữa con người với các loài vật sống xung quanh, và đạo đức nào trong việc chúng ta ứng xử với các con vật. Trong đó, có 3 phần thuyết trình chính như sau:
- Thuyết trình đầu tiên, MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ ĐỘNG VẬT TRONG PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG SUY TƯ VỀ ĐẠO ĐỨC SINH THÁI của Nguyễn Bằng Giang xem xét sự hiện diện của những con vật trong các văn bản kinh Phật, qua đó cho thấy cách đạo Phật đề xuất một cái nhìn trân trọng sinh mệnh và bình đẳng với các loài vật.
- Thuyết trình thứ hai, MOTIF "VẬT ĐỘI LỐT NGƯỜI" TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ PHƯƠNG ĐÔNG của Trần Thị Ánh Nguyệt đi sâu vào những tưởng tượng văn chương đậm tính truyền kì về các sinh thể tự nhiên, từ đó cho thấy những cách nhìn khác về quan hệ giữa con người với tự nhiên nói chung và các loài vật nói riêng.
- Thuyết trình thứ ba, NHỮNG BĂN KHOĂN ĐẠO ĐỨC VỀ NỖI ĐAU CỦA MUÔN LOÀI của Nguyễn Hưng Hiệp đặt chúng ta vào những câu hỏi đạo đức trong cách ứng xử của chính mình với các loài vật xung quanh. Những hỏi trung tâm được đặt ra trong bài thuyết trình là: Liệu nỗi đau của một sinh vật có thể bị xem nhẹ chỉ vì nó không phải con người? Liệu có khi nào việc gây đau đớn cho động vật có thể được xem là chính đáng về mặt đạo đức hay không? Và: chúng ta có nghĩa vụ phải đối xử tử tế, hay ít nhất là không gây ra những đau khổ không cần thiết, cho động vật hay không?
ĐÔI NÉT VỀ KHÁCH MỜI:
TS. Trần Thị Ánh Nguyệt:
- TS. Trần Thị Ánh Nguyệt hiện là giảng viên Khoa Ngữ văn Truyền thông, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Mối quan tâm nghiên cứu chính của chị là lí thuyết phê bình sinh thái và lịch sử văn học sinh thái Việt Nam. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố gần đây: Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, NXB Giáo dục, 2016 (sách in chung), Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ, NXB Văn nghệ, 2018 (sách in chung), bài viết “Empathy for animals: ecological ethics in Vietnamese contemporary prose”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 2024 (bài in chung); “Motif nhân quả báo ứng trong văn xuôi Việt Nam đương đại từ góc nhìn Phật giáo”, Tạp chí Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, 2021 (bài in chung); “Thấu cảm với loài vật trong văn xuôi sinh thái Việt Nam”, Tạp chí Sông Hương, số đặc biệt, tháng 12/2016…
NNC/Nghệ sĩ Nguyễn Bằng Giang:
- bằng giang là người nghiên cứu độc lập, nghệ sĩ thuộc phổ tự kỷ, người viết, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là một Phật tử đã dành nhiều thời gian nghiên cứu Phật Giáo. Giang quan tâm nhiều đến sự đau khổ, bạo lực, các thân phận lề hoá ứng phó ra sao trước chuẩn mực xã hội. Thực hành của Giang theo đuổi những điều khó nói ra, những gánh nặng vô hình, ngôn ngữ của phức cảm. Một số công việc khác đã hoàn thành của Giang: chuỗi talk về bạo lực với LGBTQ (2015-2017); sáng lập các dự án về bạo lực giới: mắt không màu (2019), các chiến dịch truyền thông với Đùa Thì Phải Vui (2018-2020), triển lãm ảnh Đừng thương lạc lối (2019-2021); đóng góp tác phẩm với triển lãm khi mờ khi tỏ (ĐHTN và CEPEW 2021); dự án sách Tan ca thôi (2021-2023); chủ biên tập bài viết phản tư về hoạt động xã hội Phản chiếu 2023-2024; tác giả “điều không nói” (2025); Giang hiện cũng đang tham gia dự án lưu trữ queer tại Bảo tàng Queer Hà Nội (2024); dự án Queer (w)eaves của Queer Forever (2024), và một số hoạt động độc lập khác trong nghệ thuật.
Tác giả/Nhà sáng tạo nội dung độc lập Nguyễn Hưng Hiệp:
- Nguyễn Hưng Hiệp hiện là một tác giả và nhà sáng tạo nội dung độc lập, tập trung vào chủ đề Đạo đức và Giới. Hưng Hiệp có một kênh TikTok 43 ngàn người theo dõi để thảo luận với cộng đồng về những chủ đề này.
HƯỚNG DẪN THAM DỰ
- Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Cà Phê Thứ Bảy, một dự án do nhạc sĩ Dương Thụ sáng lập và điều hành, phối hợp cùng với Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Legend trên tinh thần phi lợi nhuận.
- Các sự kiện của Cà phê Thứ Bảy không bán vé và miễn phí cho khách của quán. Trước khi vào tham dự chương trình, quý khách vui lòng order và thanh toán đồ uống theo menu của quán (Nguồn thu này để hỗ trợ chúng tôi có chi phí chi trả mặt bằng, nhân sự, điện nước, … nhằm duy trì các hoạt động của Cà phê thứ Bảy). Riêng các chương trình biểu diễn (Salon Âm nhạc thính phòng + Guitar Concert) các khán giả được đề nghị đóng góp cho Quỹ xây dựng chương trình của các nghệ sĩ tối thiểu 50 ngàn đồng.
- Quý khách đến quán Cà phê thứ Bảy vui lòng gửi xe máy ở hầm Park 2, tầng B1, ô tô tầng B2; sau đó đi đến cột C09, cạnh cửa ghi P01 (Zone A căn hộ 10-17) sẽ có nhân viên đón khách lên quán.
- Để nhận thông tin thường xuyên qua zalo về các chương trình Cà Phê Thứ Bảy Hà Nội, Quý khách tham gia vào nhóm qua đường link:
https://zalo.me/g/buwril950
***Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ từ BTC, xin liên lạc theo số hotline : 0346426899
--------------
* Văn hoá của Cà phê thứ Bảy là đối thoại trên tinh thần thân mật, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt. Chúng tôi khuyến khích Anh/Chị và các bạn chia sẻ các góc nhìn riêng, đưa ra ý kiến phản biện nếu không đồng tình với quan điểm của diễn giả (hoặc của người tham gia chương trình), nhưng luôn phải giữ tinh thần tôn trọng, không xúc phạm cá nhân.
Also check out other Music events in Hanoi, Entertainment events in Hanoi, Concerts in Hanoi.